Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/11/2023 thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1490 phê duyệt dự án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

 

Ngày 12/12/2023 lễ phát động thực hiện đề án được tổ chức tại xã Việt Trung, huyện Việt Thủy, tỉnh Hậu Giang. Theo bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc thay đổi căn cơ nhận thức của người sản xuất kinh doanh lúa gạo gạo tại Việt Nam, sự chung tay của cả hệ thống chính trị, sự hợp tác công tư nhịp nhàng, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế là chìa khóa đảm bảo sự thành công của đề án.

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Lấy thu nhập của người nông dân làm mục tiêu, cái đó mới là cái điều quan trọng nhất. Ngoài cái thu nhập của người nông dân còn những việc làm về văn hóa đời sống xã hội của người dân nông thôn nữa nó mới là cái mục tiêu của chúng ta hướng đến sự bền vững.”

Ngày 5/2/2024 tại Kiên Giang, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai đề án để đạt được mục tiêu đề ra trong cuộc chơi lớn này. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh nguyên tắc 10 chữ: “Hết lòng, tuân thủ, linh hoạt, hợp tác, kiểm soát. Phải linh hoạt để phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Có thể câu chuyện ở Đồng Tháp nó khác với câu chuyện ở Sóc Trăng và chúng ta phải đáp ứng cái sự tác động mỗi ngày một nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, chưa ai đoán được được nó như thế nào.”

Đó là những cơ sở và nền tảng để bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ ngành địa phương, nông dân và doanh nghiệp bắt tay thực hiện đề án một cách nhiệt tình và bước đầu mang lại những tín hiệu tích cực cho vựa lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long.

 

Ngày 5/4/2024 bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ khởi động cánh đồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại HTX Tiến Thuận, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thành. Đây là địa phương đầu tiên trong vùng đồng bằng sông Cửu Long khởi động đề án. Nhiều năm qua HTX Tiến Thuận đã áp dụng cơ giới hóa vào canh tác nhưng mức độ tối ưu chi phí như hiện nay là lần đầu tiên.

Theo Ông Nguyễn Cao Khải giám đốc hợp tác xã Tiến Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ: “Cảm thấy là nó khỏe hơn là cái cách làm truyền thống của mình là vì công nghệ. Và cái thứ nhất là nó giảm giống và nó khỏe cho người.”

Sau thành phố Cần Thơ các mô hình thí điểm khác của đề án 1 triệu ha lần lượt được tổ chức tại Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp và Kiên Giang. Mỗi mô hình quy mô khoảng 50Ha và có sự tham gia của nhiều nông hộ với vai trò nòng cốt là hợp tác xã và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp đầu vào đầu ra. Đã có những đổi thay trên cánh đồng đó là áp dụng cơ giới hóa sạ hàng sạ cụm, xạ ron kết hợp vùi phân, giảm lượng giống gieo sạ còn 60 - 70kg/Ha, giảm 30% lượng phân đạm, giảm 2 - 3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới khoảng 30% đến 40% lúa không đổ ngã, giảm thất thoát sau thu hoạch ít nhất 3% so với đối chứng.  Điều kiện thuận lợi là bà con nông dân đã khá quen thuộc với quy trình được chuyển giao.

Ông Trương Văn Hùng - giám đốc HTX nông nghiệp Hưng Lợi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng: “Trước có cái nền tảng của 1,5 giảm rồi thì điều nó cũng dễ chứ không không khó với bà con nông dân.”

Ngày 8/7/2024 những hạt lúa giảm phát thải đầu tiên thuộc mô hình thí điểm tại thành phố Cần Thơ đã được thu hoạch. Năng suất lúa đạt từ 6,1 đến 6,5 tấn trong khi canh tác truyền thống chỉ đạt 5,9 tấn/Ha lợi nhuận tăng thêm từ 1,3 đến 6,2 triệu đồng/ 1Hz. Đặc biệt áp dụng theo quy trình lượng phát thải CO2 giảm mạnh.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng viện nghiên cứu lúa quốc tế cho biết: “Nếu mà nông dân vẫn áp dụng chế độ tưới ngập khô xen kẽ mà ta vùi rơm còn mình không vùi rơm và mình làm các cái canh tác khác thì nó vẫn giảm được từ 2 - 6 tấn CO2/Ha. Con số tương đối đáng kể.”

Theo Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi tỉnh Đồng Tháp: “Thực hiện bốn đúng là thực hiện theo quy trình sản xuất. Khi có mật độ sâu đạt tỉ lệ thì chúng ta mới xịt chứ không phải như mới thấy chớm là chúng ta xịt. Nên là giảm được cái lượng thuốc bảo vệ thực vật rất là lớn.”

Từ chỗ lo lắng về sâu rầy, dịch hại, năng suất sụt giảm giờ cánh đồng trĩu hạt chờ ngày thu hoạch chính là thành quả của sự vững tin vào phương thức sản xuất bền vững. Năng suất vụ thu đông này ước đạt 6,6 - 6,9 tấn/ Ha. Và trong tương lai không xa từ những cánh đồng này nông dân miền Tây sẽ có thêm khoản tiền từ việc bán tín chỉ carbon. Đó không chỉ là giá trị tăng thêm mà là minh chứng cho sự thay đổi về tư duy canh tác theo hướng xanh bền vững.

Xác định là cơ hội lớn Trong ngành lúa gạo Việt Nam vươn tầm chất lượng đề án 1 triệu ha nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Đây được xem là trợ lực để thúc đẩy câu chuyện liên kết của cả ngành hàng. Ở những mô hình thí điểm các hợp tác xã sẽ được doanh nghiệp đầu vào hỗ trợ tối đa đặc biệt là vấn đề đưa máy móc vào đồng ruộng. Chính sách hỗ trợ 50% phân bón cho những mô hình chuẩn trong 50Ha và trong thời gian là ba vụ, chúng ta không được tách rời ra và theo đó chúng ta mới đánh giá được, xác nhận được để tìm ra một cái quy trình chuẩn việc sử dụng phân bón chuẩn cho những vùng đất đó để tiến đến việc đảm bảo cái quy trình mà chúng ta đưa ra là bà con nông dân thắng lợi.

Ông Lê Đức Thịnh -  cục trưởng cục kinh tế hợp tác xã và Phát triển Nông thôn: “Kêu gọi các tổ chức cá nhân thực hiện đề án này thì việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được các đối tượng, các quyền lợi, các trách nhiệm mà các doanh nghiệp hay hợp tác xã, bà con nông dân tham gia trong cái đề án này.”

Điểm nhấn ở các mô hình thí điểm là được doanh nghiệp bao tiêu với cam kết thu mua cao hơn giá thị trường. Đây được xem là sự động viên của doanh nghiệp đối với hành trình thay đổi tư duy sản xuất của bà con nông dân.

Anh Lê Văn Ngoan - Phó Giám đốc Công ty CP XNK Chơn Chính cho biết: “Quy trình bà con làm là theo hướng sạch, theo hướng giảm phát thải và an toàn cho hệ sinh thái nên công ty rất ưu tiên vì mong đề án sẽ được mở rộng.”

Theo bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự thành công của đề án còn có sự hỗ trợ của các viện, trường, các tổ chức quốc tế. Ngân hàng thế giới rất đồng hành cùng đề án, thứ hai là các tổ chức khác như đại sứ quán của các nước cũng tham gia và họ cũng xác định đây là mô hình trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp đầu tiên trên thế giới. Tổ chức ngân hàng thế giới xác định, đây là mô hình trọng điểm của châu Á - Thái Bình Dương cho nên đã được các tổ chức quốc tế các doanh nghiệp, các đại sứ quán của các nước rất quan tâm.

Theo bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề án đã có những thành công bước đầu đó là nông dân tin và làm theo quy trình canh tác bền vững. Chi phí sản xuất kéo giảm và các hợp tác xã cũng đã làm tốt vai trò liên kết. Đây là cơ sở để Bộ có những chỉ đạo tiếp theo trong thời gian tới, cùng với đó là những kiến nghị đề xuất. Dù là một trong số các nước sản xuất lúa gạo và xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng trước tình trạng biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới thì hạt gạo Việt Nam nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng rất cần sự thay đổi. Đó là chất lượng gạo phải được nâng cao, phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải tuân thủ trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu sử dụng đầu vào sản xuất có nguồn gốc hóa học. Đó là phải nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng lúa trên cùng một đơn vị diện tích sản xuất.

Tại COP26 Thủ tướng Chính phủ đã ký cam kết phấn đấu đạt phát thải trồng bằng 0 vào năm 2050. Như vậy có thể thấy ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức khó khăn và yêu cầu phải chứng minh. Trong bối cảnh đó đề án phát triển 1 triệu ha được xem là trợ lực cho ngành hàng lợi thế của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Điều quan trọng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ chính là bà con nông dân.

 

Hà Anh

Link nội dung: https://vanhoathoidai.vn/de-an-1-trieu-ha-lua-chat-luong-cao-tai-vung-dong-bang-song-cuu-long-a44349.html