93 Phố Huế, Hà Nội: Nơi giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

“Đại bản doanh” của hội Ikenobo Vietnam Tachibanakai – chi hội Cắm hoa Nghệ thuật Ikebana ở nước ngoài của nhà Ikenobo (Nhật Bản) được đặt tại 93 Phố Huế mang tên Yohaku.

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-1726376946.png

Cắt băng khai mạc triển lãm “Mạch lạc”

Người ta khó hình dung về Yohaku cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ một không gian được thiết kế mang vẻ đẹp khiêm nhường và tinh tế ngay tại một mặt phố lớn “đáng tiền” ấy vậy mà từ khi chính thức được mở ra thường xuyên đóng cửa. Trên thực tế, các lớp học, các workshop về ikebana, trà đạo, kintsugi và các buổi giới thiệu văn hoá Nhật Bản vẫn được tổ chức tại đây, bền bỉ và đầy năng lượng.

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-1-1726376944.png

Con đường Hoa đạo của các thành viên Ikenobo Vietnam Tachibanakai: Đi không phải đi cho đến mà đi để không tử bỏ

Chủ nhân của không gian Yohaku là chị Abe Hanna (Lê Phạm Việt Hà) – một phụ nữ Việt đã lập gia đình và đang sinh sống tại Nhật. Là một bà mẹ 2 con và vẫn đi làm cho một công ty tại Nhật nên chị chỉ có thể duy trì không gian Yohaku bằng cách phân chia công việc 3 tuần ở Nhật và 1 tuần về Việt Nam.

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-2-1726377086.png

Cô Abe Hanna – đại diện của Hội Ikenobo Vietnam Tachibanakai – Vô cùng xúc động khi triển lãm “Mạch lạc” đã được giới thiệu

Cách thức hoạt động này, tiếp tục lại là một điều tưởng chừng không tưởng. Thế nhưng, chị đã duy trì không gian này theo cách như thế từ nhiều năm trước bằng một tình yêu đặc biệt dành cho văn hóa truyền thống Nhật Bản và những thôi thúc trong việc tạo dựng một không gian trải nghiệm, giới thiệu, giao lưu văn hóa Nhật Bản ngay tại Việt Nam.

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-3-1726376946.png

Sự kết hợp nguyên liệu khác nhau tạo nên một bản hòa ca trong một tác phẩm

Chị Abe Hanna chia sẻ, chị biết đến với Ikebana rất tự nhiên, không gian Yohaku chính là ngôi nhà của ông bà ngoại chị, nơi chị đã được sinh ra và lớn lên. Ông ngoại chị là một người yêu hoa và trà. Khu sân vườn của Yohaku còn có những chậu lan do chính ông ngoại trồng, ngay từ nhỏ, chị Hanna đã được tiếp cận với cận với hoa, với trà như thế, nên khi đến Nhật và tiếp cận với Ikebana chị đã nhận ra ở đó cái mà mình tìm kiếm bấy lâu nay. Chị nói: “Mình tự thấy bản thân không có năng khiếu hội họa, âm nhạc hay viết văn, khi tiếp xúc với Ikebana mình đã tìm ra thứ có thể giúp mình biểu đạt con người mình một cách chân thành nhất”.

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-4-1726376944.png

Khách thăm quan đang lắng nghe giới thiệu các  tác phẩm hoa nghệ thuật

Từ đó, tình yêu với Ikebana cứ lớn lên mãi, chị Hanna đã theo học các lớp Ikebana tại Nhật Bản, ban đầu chỉ xác định học cho mình, cho niềm yêu của riêng mình chứ chưa định đứng lớp dạy bộ môn này. Nhưng hơn 10 năm trước, khi có rất nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ, niềm yêu thích văn hóa Nhật Bản nói chung và Ikebana nói riêng tạo thành những hội nhóm để giao lưu, chia sẻ kinh nghiêm với nhau, chị Hanna cũng tham gia các hội nhóm đó và nhận ra có rất nhiều người có nhu cầu được học Ikebana một cách chuẩn chỉ. Ban đầu, là các lớp chia sẻ, những buổi học do các bạn Việt Nam kết nối và tổ chức, khi đó chị Hanna cũng đi đi về về giữa Việt Nam và Nhật Bản để chia sẻ với những lớp học đó.

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-5-1726376944.png

Một tác phẩm Shoka Shimputai thể hiện vẻ đẹp giao mùa vô cùng tinh tế

Hoạt động của Hội những người yêu Ikebana theo trường phái nhà Ikenobo đã được chị Hanna bền bỉ duy trong nhiều năm với số hội viên không quá đông nhưng vô cùng kiên trì trên con đường “hoa đạo”. Trong quá trình đó, các hoạt động Ikebana tại Việt Nam cũng được chị Hanna báo cáo lên nhà Ikenobo. Và cho tới năm 2021, tin vui đã đến với những thành viên hội Ikenana tại Việt Nam, nhà Ikenobo đã trực tiếp liên hệ với chị Hanna và đề nghị chị đứng ra tổ chức một hội ngay tại Việt Nam. “Với những người theo đuổi con đường hoa đạo, việc được công nhận từ một Trường phái Ikebana chính thống mang ý nghĩa đặc biệt, với sự công nhận này, nhà Ikenobo đã đánh giá cao các hoạt động của những thành viên Việt Nam. Và khi trở thành hội viên chính thức, các hội viên của Ikenobo Vietnam Tachibanakai đã được hỗ trợ các học liệu, cấp bằng chứng chỉ cũng như được mời sang Nhật tham dự triển lãm toàn quốc của nhà Ikenobo,  và có tư cách như các thành viên khác của nhà Ikenobo toàn thế giới.” Chị Hanna bày tỏ niềm vui khi nhắc đến dấu mốc quan trọng này. Và cũng từ dấu mốc đó, chị Hanna chính thức trở thành người đại diện của Ikenobo Vietnam Tachibanakai. Đặc biệt, trong quá trình tìm hiểu sâu hơn nữa về Văn hóa Nhật Bản, không chỉ dừng lại ở Ikebana,  chị Hanna có cơ hội tìm hiểu về  trà đạo, kintsugi, khi tiếp xúc nhiều với văn hóa truyền thống Nhật Bản, biết về những Gallery, những không gian văn hóa tại Nhật, không chỉ đơn thuần là một lớp học, một nơi giao lưu… mà đó thực sự là một không gian giới thiệu văn hóa, một điểm dừng chân của tri thức truyền thống và an yên tĩnh tại đương thời, chị Hanna đã mong muốn sẽ tạo lập một không gian như thế ngay tại Việt Nam để giới thiệu và kết nối hai nên văn hóa thông qua hoa đạo, trà đạo, hay nhiều loại hình văn hóa khác… “đại bản doanh” Yohaku chính thức ra đời.

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-6-1726376947.png

Với bất kỳ loài hoa, loài cây quen thuộc nào đó trong vườn nhà để tạo ra một bình hoa Ikebana

Có Yohaku, các thành viên Ikenobo Vietnam Tachibanakai có một không gian thực sự dành cho mình, cho những trải nghiệm văn hóa Nhật Bản ngay tại Việt Nam thông qua những lớp học, những workshop được tổ chức tại đây.

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-7-1726376944.png

Những tác phẩm đơn giản nhưng vô cùng ấn tượng tại triển lãm

Để duy trì được hoạt động đều đặn và đảm bảo công việc cả ở Việt Nam và Nhật Bản, chị Hanna có một người đồng hành là cô Oshima Akiko – Giảng viên Ikebana nhà Ikenobo.Vốn là một đàn chị của Hanna trong các lớp cắm hoa và trà đạo tại Nhật Bản, cô Oshima Akiko cho biết, bản thân rất thích thú khi xem những tác phẩm hoa Ikebana do chị Hanna thực hiện, với những nguyên liệu chỉ có ở Việt Nam. “Ban đầu tôi chỉ dành niềm ngưỡng mộ, sự húng thú cho những tác phẩm được thực hiện bởi các nguyên liệu Việt Nam, nhưng một thời gian khi cô Hanna sinh em bé, không thể tập trung hướng dẫn các lớp học tại Việt Nam nên đã ngỏ ý mời sang Việt Nam dạy, từ cơ duyên đó tôi đã đến Việt Nam và đồng hành cùng với những thành viên của Yohaku”

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-8-1726376944.png

Thực hành nghệ thuật cắm hoa Ikebana

Dưới sự dẫn dắt của chị Abe Hanna và cô Oshima Akiko các thành viên của Hội Ikenobo Vietnam Tachibanakai ngày càng tiến bộ trong hành trình học tập, thực hành nghệ thuật cắm hoa Ikebana. Tháng 4/2023, triển lãm đầu tiên của Yohaku đã được tổ chức mang tên “Nhận ra” và sau đúng 1 năm, triển lãm thứ 2 mang tên “Mạch lạc” được tổ chức mang đến những ấn tượng mạnh mẽ cả về cả quy mô cũng như chất lượng tác phẩm.

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-9-1726376943.png

Cô Oshima Akiko – Giảng viên Ikebana nhà Ikenobo đã đồng hành cùng các tác giả thực hiện các tác phẩm trong triển lãm

Những tác phẩm trong triển lãm “Mạch lạc” giúp người xem có thể cảm nhận được tinh thần hoa đạo thấm đẫm trong từng tác phẩm. Và đúng như tên triển lãm, “Mạch lạc” cho thấy tư duy hình thành tác phẩm của mỗi tác giả từ ý tưởng cho đến cách chọn nguyên liệu và cách biểu đạt nó thông qua các kỹ thuật cắm hoa Ikebana gửi đến công chúng. Đó cũng là những kết nối giữa hiện tại và quá khứ, giữa thế hệ trước với thế hệ sau, cũng là kết nối văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam một cách rõ nét.

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-10-1726376940.png

Các tác phẩm theo dạng thức Jiyuka

Chị Abe Hanna bày tỏ: Khi tổ chức triển lãm này, các thành viên của hội mong muốn những người đến với triển lãm sẽ có được cái nhìn toàn diện về nghệ thuật Ikebana đặc biệt là Ikebana của nhà Ikenobo. Nhưng hơn hết, nó giúp cho người xem từ cảm nhận một cách mạch lạc thông qua những tác phẩm thấy được Nghệ thuật Ikebana có nhiều cách tiệp cận, và cũng dễ dàng để bắt đầu. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng một bất kỳ loài hoa, loài cây quen thuộc nào đó trong vườn nhà để tạo ra một bình hoa Ikebana.

cam-hoa-nghe-thuat-ikebana-11-1726376947.png

Ikebana không chỉ là một loại hình nghệ thuật cắm hoa truyền thống mà đi sâu vào loại hình nghệ thuật

Hai triển lãm và rất nhiều những nỗ lực phía sau của mỗi thành viên trong ngôi nhà Yohaku trên hành trình “hoa đạo” vẫn chỉ là những khởi đầu. Ikebana không chỉ là một loại hình nghệ thuật cắm hoa truyền thống mà đi sâu vào loại hình nghệ thuật này, mỗi người có thể tìm ra được những chỉ dẫn rõ ràng để xây dựng chuẩn mực riêng cho mình thông qua việc cắm hoa, cảm nhận và giao hòa với thiên nhiên cây cỏ. Trong hành trình ấy, chị Hanna cùng những người bạn đồng hành đã và đang khiến Yohaku không đơn thuần là một điểm đến, mà sẽ là nơi để trở về – về với chính mình, về với những giá trị đẹp đẽ được khơi lên từ những bình dị xung quanh!

Minh Trí