Chương trình nghệ thuật “Tinh hoa làng nghề Việt” - Khi nghệ thuật truyền thống vươn tầm thế giới

Mới đây, tối ngày 14/02/2025, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trở thành tâm điểm không chỉ của người dân Việt Nam, mà của cả bạn bè quốc tế khi đã tổ chức một sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt: Lễ đón nhận hai làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc chính thức trở thành thành viên Mạng lưới các Thành phố Thủ công Sáng tạo trên thế giới.

Chương trình được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, phối hợp cùng Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật, đã mang đến một bức tranh toàn cảnh về sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống với tinh thần sáng tạo đương đại.

dsc-1870-copy-2-1740257778.jpg

Chương trình nghệ thuật "Tinh hoa làng nghề Việt" diễn ra vào tối ngày 14/02

Với quy mô hoành tráng, chương trình hội tụ hàng trăm nghệ nhân, thợ thủ công từ hai làng nghề danh tiếng, cùng sự tham gia của đông đảo khách mời, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, nhà nghiên cứu văn hóa, và các đối tác quốc tế. Không gian Hoàng thành Thăng Long – một di sản thế giới, càng tôn lên giá trị lịch sử và nghệ thuật của sự kiện, tạo nên bối cảnh hoàn hảo để tôn vinh tinh hoa làng nghề Việt Nam.

Màn khai mạc hoành tráng với nghi lễ “rước tổ nghề” truyền thống

Mở đầu buổi lễ đầy trang trọng là màn trống trống hội tráng lệ kết hợp cùng màn trình diễn lân sư rồng qua ca khúc “Hào khí Việt Nam”, mang đến không khí trang nghiêm và phấn khởi khi âm thanh hào hùng của trống hội không chỉ thể hiện niềm tự hào dân tộc mà còn là biểu tượng cho sự khởi đầu mạnh mẽ của một chương mới đối với hai làng nghề.

dsc-1502-copy-2-1740257777.jpg

Nghi lễ "rước tổ nghề" truyền thống

Ca khúc mở đầu không chỉ tôn vinh sự tự hào về truyền thống dân tộc Việt, mà còn đồng điệu với ý nghĩa của chương trình - tôn vinh các làng nghề thủ công truyền thống có bề dày lịch sử và giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt là làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề lụa Vạn Phúc. “Hào khí Việt Nam” không chỉ nhắc về quá khứ hào hùng mà còn truyền cảm hứng để các làng nghề tiếp tục phát triển, đổi mới, hội nhập toàn cầu mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc; bài hát như một lời khẳng định về giá trị bền vững của các làng nghề Việt Nam trong dòng chảy văn hóa và sáng tạo của thế giới.

dsc-1648-copy-2-1740257778.jpg

Nghi lễ "rước tổ nghề" truyền thống

Chương trình “Tinh hoa làng nghề Việt” được đánh dấu ấn tượng bằng nghi lễ “rước tổ nghề” truyền thống một cách nghiêm trang và hào hùng. Lễ rước tổ nghề là một nghi thức quan trọng trong các làng nghề truyền thống Việt Nam, thể hiện sự tri ân đối với các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề nghiệp, truyền dạy tinh hoa, giúp con cháu có kế sinh nhai và phát triển nghề nghiệp qua bao thế hệ.

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nghi lễ là hình thức tôn vinh những bậc tiền nhân đã khai sáng và phát triển nghề gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, giúp con cháu có kế sinh nhai và tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng.

Ấn tượng bài hát chèo “Mừng hội làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc”

NSND Thanh Ngoan với bài hát chèo “Mừng hội làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc” trên nền làn điệu chèo cổ “Đào Liễu” đã tạo nên điểm nhấn cho chương trình nghệ thuật “Tinh hoa làng nghề Việt”.

dsc-1510-copy-2-2-1740244406.jpg

NSND Thanh Ngoan cùng bài hát chèo “Mừng hội làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc”

Hình ảnh “Đất Hà Thành hoa đào rực rỡ” gợi tả khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, tạo không khí rộn ràng cho hội làng nghề và thể hiện niềm tự hào về hai sản phẩm truyền thống: gốm sứ Bát Tràng và lụa Vạn Phúc. Những sản phẩm này không chỉ đại diện cho giá trị văn hóa đặc trưng của Hà Nội mà còn góp phần quảng bá tinh hoa nghề thủ công Việt Nam ra thế giới.

Bài hát chèo chính là lòng biết ơn với Đảng và Tổ quốc, khẳng định rằng văn hóa và nghề thủ công không chỉ là tài sản của một địa phương mà là di sản quý giá của cả dân tộc. Thông qua giai điệu chèo truyền thống, bài hát không chỉ tôn vinh làng nghề mà còn truyền tải thông điệp về niềm tự hào dân tộc, sự trân trọng di sản văn hóa và khát vọng phát triển bền vững trong tương lai.

co-ngoan-1740244239.jpeg

NSND Thanh Ngoan cùng bài hát chèo “Mừng hội làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc”

Khát vọng làng nghề truyền thống Việt Nam

Bài hát “Khát vọng làng nghề Việt” thể hiện niềm tự hào sâu sắc về những làng nghề truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là gốm sứ Bát Tràng và lụa Vạn Phúc. Ca từ ca ngợi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những người đã không ngừng gìn giữ, sáng tạo và phát huy nghề tổ tiên để đưa sản phẩm thủ công Việt Nam vươn xa thế giới.

Bài hát cũng mang thông điệp về sự đổi mới và hội nhập, khẳng định rằng dù gắn bó với cốt lõi văn hóa dân tộc, các làng nghề vẫn không ngừng phát triển để phù hợp với xu hướng hiện đại. Hình ảnh “lửa nung gốm thắm sắc hồng”, “tấm lụa mềm êm nâng hồn dân tộc” là những biểu tượng vừa gắn bó với truyền thống, vừa thể hiện tinh thần tiến bước vươn ra thị trường quốc tế.

dsc-1531-copy-2-1740257776.jpg

Bài hát “Khát vọng làng nghề Việt” và "Hà Nội linh thiêng hào hoa" khơi dậy lòng tự hào của người Việt

Bên cạnh đó, ca khúc nhấn mạnh vào sự đoàn kết, khẳng định rằng chỉ khi có sự đồng lòng từ người nghệ nhân, doanh nghiệp và chính quyền, các làng nghề mới có thể phát triển bền vững trong tương lai.

Bài hát “Hà Nội linh thiêng hào hoa” khắc họa vẻ đẹp nghìn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội, một vùng đất không chỉ mang bề dày lịch sử mà còn giàu bản sắc văn hóa. “Linh thiêng” thể hiện hồn thiêng sông núi, sự tiếp nối truyền thống cha ông từ thời dựng nước và giữ nước. “Hào hoa” gợi lên nét trữ tình, thanh lịch của mảnh đất và con người Hà Nội.

Bài hát đề cao vai trò của Hà Nội là trung tâm văn hóa - kinh tế của cả nước, nơi hội tụ tinh hoa của các làng nghề, trong đó có Bát Tràng và Vạn Phúc. Các câu hát ca ngợi Thủ đô như một biểu tượng của sự hội tụ và phát triển, vừa giữ gìn những giá trị truyền thống, vừa không ngừng đổi mới để vươn xa hội nhập quốc tế.

dsc-1535-copy-2-1740257776.jpg

Bài hát “Khát vọng làng nghề Việt” và "Hà Nội linh thiêng hào hoa" khơi dậy lòng tự hào của người Việt

Hai bài hát “Khát vọng làng nghề Việt” và “Hà Nội linh thiêng hào hoa” với hai sắc thái hiện đại và cổ điển nhưng đều gửi gắm chung một thông điệp đổi mới sáng tạo, sự gắn kết cộng đồng và một tinh thần bảo tồn, phát huy các truyền thống giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình hội nhập và phát triển, đưa các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam vươn xa trên trường quốc tế.

Sắc thái hòa nhập của làng nghề truyền thống Việt Nam

Trong khuôn khổ chương trình nghệ thuật “Tinh hoa làng nghề Việt”, điệu múa dân tộc Uzbekistan được biểu diễn trên sân khấu như thể hiện một sự hòa nhập của Việt Nam đối với quốc tế.

Điệu múa dân tộc Uzbekistan là sự sáng tạo của con người bằng cách phản ảnh âm thanh và hiện tượng của thiên nhiên xung quanh, cảm xúc yêu thương và hạnh phúc. Chính điều ấy đã tạo nên một điểm nhất mới lạ trong chương trình, khi xen kẽ giữa các màn trình diễn của hai nước, từ đó truyền tải tinh thần hội nhập và sáng tạo của các làng nghề Việt truyền thống luôn không ngừng đổi mới và kết nối với thế giới. Nó khẳng định rằng văn hóa và nghệ thuật là cầu nối bền vững giúp con người xích lại gần nhau hơn, đồng thời nâng cao giá trị của các làng nghề trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

dsc-1550-copy-2-1-1740257774.jpg

Điệu múa dân tộc Uzbekistan

Kết thúc chương trình nghệ thuật “Tinh hoa làng nghề Việt” do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, phối hợp cùng Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật tổ chức là ca khúc “Vinh quang Việt Nam” là lời ca ngợi tinh thần đoàn kết, sự cống hiến và lòng tự hào dân tộc. Nội dung bài hát nhấn mạnh sự quyết tâm xây dựng đất nước giàu đẹp, tri ân những anh hùng thời kỳ đổi mới, và khích lệ tinh thần chung tay phát triển quê hương. Với giai điệu hào hùng, ca khúc tạo không khí trang trọng và đầy cảm hứng trong chương trình “Tinh hoa làng nghề Việt”.

dsc-1578-copy-2-1740257775.jpg

Bài hát "Vinh quang Việt Nam" khép màn sự kiện

Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam. Việc Bát Tràng và Vạn Phúc gia nhập mạng lưới sáng tạo toàn cầu mở ra cơ hội hợp tác, giao lưu quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế vững chắc của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Bên cạnh đó, sự kiện còn góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa, đưa hình ảnh tinh hoa làng nghề đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế. Đây cũng là minh chứng cho thấy nghệ thuật truyền thống không chỉ tồn tại mà còn có thể phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ và toàn cầu hóa.

dsc-2069-copy-2-1740242970.jpg

Chuyến ghé thăm làng nghề truyền thống của đoàn đại biểu quốc tế và trong nước

Chương trình “Tinh hoa làng nghề Việt” diễn ra thành công tốt đẹp với thông điệp “Truyền thống và sáng tạo có thể song hành, giúp tinh hoa văn hóa dân tộc vươn xa, khẳng định bản sắc Việt trên trường quốc tế.” Những giá trị văn hóa không chỉ cần được bảo tồn mà còn phải đổi mới, thích nghi với xu hướng phát triển toàn cầu. 

Chương trình kết thúc trong không khí hân hoan, mở ra một chặng đường mới đầy triển vọng cho các làng nghề truyền thống Việt Nam. Tinh hoa của Gốm Bát Tràng và Lụa Vạn Phúc không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng cho tương lai – một tương lai nơi giá trị truyền thống và hiện đại cùng tỏa sáng trên sân khấu quốc tế.

 

Danh Dương