Theo đó, cuốn sách có khổ 25x25 cm, dày hơn 400 trang với nội dung giới thiệu các loài Lan Hài Việt Nam không chỉ đơn thuần là một tài liệu khoa học về thực vật, mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, từ việc bảo tồn đến giáo dục và trải nghiệm cảm xúc nghệ thuật.
Việc phát hành cuốn sách này thể hiện lòng trân trọng đối với sự đa dạng sinh học của Việt Nam. Các loài Lan Hài được nghiên cứu kỹ lưỡng không chỉ là những sinh vật sống mà còn là biểu tượng của nền văn hóa và thiên nhiên phong phú. Cuốn sách như một lời kêu gọi công chúng nhận thức được giá trị không thể thay thế của những nguồn gen thực vật quý hiếm này. Nhờ đó, việc bảo tồn và chăm sóc các loài thực vật trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ra mắt cuốn sách “Lan Hài Việt Nam: Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” diễn ra vào ngày 30/3
Với cấu trúc chi tiết và hình ảnh sống động, cuốn sách không những cung cấp thông tin chuyên sâu về đặc điểm sinh học và môi trường sống của các loài Lan Hài mà còn giúp độc giả dễ dàng hình dung và cảm nhận vẻ đẹp của chúng. Hình ảnh in 4 màu cùng với mô tả sinh động trở thành một lăng kính phản chiếu hàng ngàn bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên Việt Nam. Điều này không chỉ thu hút những người yêu thích thực vật mà còn cả những ai yêu thích nghệ thuật và cái đẹp.
Thông qua cuốn sách quý này, tác giả Chu Xuân Cảnh mong muốn độc giả sẽ cảm nhận được giá trị tinh thần mà sự đa dạng sinh học mang lại. Mỗi loài Lan Hài không chỉ đơn thuần là một loài cây mà còn là một phần của di sản văn hóa, lịch sử và cảm xúc của đất nước. Cuốn sách giống như một nhắc nhở rằng thiên nhiên cần được trân trọng, gìn giữ và bảo vệ, không chỉ vì lợi ích của con người mà còn vì sự hài hòa của môi trường sống. Việc phát hành cuốn sách về Lan Hài Việt Nam không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu mà còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Nhà nghiên cứu Chu Xuân Cảnh ghi lại những khoảng khắc quyền rũ của Lan Hài trong môi trường tự nhiên
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một trong 16 quốc gia đa dạng sinh học bậc nhất toàn cầu. Riêng về các loại hoa lan, Việt Nam đã phân loại được 1.500 loài. Trong đó, Lan Hài ở Việt Nam (tính đến tháng 12/2024) có 34 loài Lan Hài thuộc 2 họ (32 chỉ là hài Paphiopedilum, còn 2 loài mà Việt Nam vẫn gọi là hài vì kết cấu lưỡi hơi giống chiếc hài - thuộc chi Cypripedium). Đó là những con số đủ để khẳng định về sự đa dạng của Lan Hài ở Việt Nam được xếp vào hàng nhất nhì trong khu vực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự ưa chuộng và mong muốn sở hữu vẻ đẹp của Lan Hài cũng như việc xâm lấn rừng đã làm cho rất nhiều loài đã và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Điều này rất cần sự chung tay vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể có liên quan và cả cộng đồng cần phải chung tay bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học nói chung, gìn giữ những nguồn gen Lan Hài quý hiếm của Việt Nam nói riêng.
Cuốn sách quý lần đầu tiên giới thiệu về vẻ đẹp của các loài Lan Hài Việt Nam
Gần 300 năm trước, vào khoảng năm 1743, nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, Joannis de Loureiro đã có những nghiên cứu, tìm hiểu về hoa lan Việt Nam. Tiếp sau đó là nhiều nhà thực vật trên thế giới cũng đã đến Việt Nam để tìm hiểu, nghiên cứu về hoa lan như: George Finlayson (1821-1822); Gaudichard Geaupré 1837; Clovis Thorel (1861-1867); J.B.L. Pierre (1864-1877); Eugène Poilane (1880-1930); Cécil Boden Kloss 1918; Archille Finet (1896-1913); Francois Guillaumin (1907-1934); André Gagnepain (1929-1951); Pierre Tixier (1955-1966); Gunnar Seidenfaden (1966-1975); Karel Petrzelka (1975-1998); Leonid Averyanov từ 1966; Olaf Gruss từ 1995...
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, nhà nghiên cứu Chu Xuân Cảnh là một trong những người yêu lan Việt Nam đã có nhiều việc làm thiết thực trong công tác nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn và phát triển những loài Lan Hài quý hiếm của Việt Nam. Anh không chỉ là người có công trong việc phát hiện ra một loài Lan Hài mới, mà còn đồng hành cùng nhiều nhà thực vật học quốc tế nghiên cứu, phân loại và để xuất phương hướng bảo tồn và phát triển Lan Hài Việt Nam.
Lan Hài Xuân Cảnh/Hài Cảnh (tên khoa học: Paphiopedilum canhii Aver.et O . Gruss 2010)
Năm 2009, anh Chu Xuân Cảnh đã phát hiện một loài lan mới phân bố ở Điện Biên có đặc điểm: (1) Cây trưởng thành có từ 4-6 lá, mỗi năm có từ 1-2 lá mới. Là thuôn dài 5-7cm hình Elip, rộng 1-1,5 cm. Mặt lá phía trên màu xanh có nhiều ánh tím và vân mờ, mặt trước có nhiều chấm tím xem kẽ nền xanh; (2) Cuống hoa cao 5-8cm, hoa to 6-8cm, mỗi hoa thường có 1 bông và rất hiếm khi gặp cần hoa có 2 bông. Hoa nở được 3 tuần, hoa nở từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch. Hoa không có mùi thơm; (3) Kích thước cây nhỏ, mọc ở hướng Bắc từ độ cao 1.100 - 1.500m trên các vách đá dưới tán rừng, ở độ cao này các vách đá thường khô vào ban ngày nhưng lại ẩn vào ban đêm do sương mù, ánh sáng loài này thích ứng vào khoảng 40 - 50%, rễ của loại này bò trên mặt vách đá và chui vào những khe đá nhỏ.
Năm 2010, với sự hỗ trợ của hai nhà thực vật học là Olaf Gruss và Leonid Averyanov, loài lan mới này đã được quốc tế đặt tên người phát hiện ra chúng là Chu Xuân Cảnh với tên thường gọi là Lan Hài Xuân Cảnh/Hài Cảnh (tên khoa học: Paphiopedilum canhii Aver.et O . Gruss 2010).
Vào ngày 30/03/2025 tới đây, Nhà nghiên cứu Chu Xuân Cảnh phối hợp cùng một số cơ quan giới thiệu ra mắt cuốn sách “Lan Hài Việt Nam: Vẻ đẹp quyết rũ của tự nhiên” tại Công viên tuổi trẻ Hà Nội.