Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng (Kỳ 3)

23/04/2024 00:12

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử “Điện Biên – Bản hùng ca chiến thắng” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2022.

Kỳ 3

Trong chiến dịch thu đông 1952 này, Pháp đã bị tiêu diệt và bắt sống 6.029 lính. Quân đội nhân dân Việt Nam đã xóa bỏ và chiếm 85 vị trí, thu 3.785 súng các loại, 90 máy vô tuyến điện, 1.459 chiếc dù, mở rộng quyền kiểm soát thêm 28.000km2 đất đai với 250.000 dân, trong đó có thị xã Sơn La và toàn tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản). Trong khi đó ở đồng bằng Liên khu Ba, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt 12 đơn vị cỡ đại đội, diệt 4.031 lính Pháp, bắt 1.746 lính, mở rộng nhiều khu căn cứ ở đồng bằng sông Hồng, nối liền vùng kiểm soát Tây Bắc với chiến khu Việt Bắc, nối Tây Bắc với Thượng Lào.

  Tháng 4 đến tháng 5 năm 1953, quân đội Pháp còn thất bại ở Thượng Lào. Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với quân đội Pa thét Lào tấn công nhằm giải phóng hai tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, tiêu diệt sinh lực Pháp, mở rộng căn cứ địa kháng chiến của Lào. Liên quân Lào-Việt đã tiêu diệt và bắt sống 2.800 lính Pháp, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần Xiêng  Khoảng và tỉnh Phong Xa Lỳ với diện tích 4000 km2 và hơn 300.000 dân.

  Càng về sau, Quân đội nhân dân Việt Nam càng ở vào thế chủ động tấn công vững chắc, quân Pháp lâm vào thế bị động chiến lược, các kế hoạch quân sự đều thất bại. Trong tám năm chiến tranh, Chính phủ Pháp đã sụp đổ liên tục, thay liên tục 6 tướng 4 sao ở Đông Dương là Tổng tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp: Leclerce, từ tháng 4 năm 1945 đến tháng 6 năm 1946 do bị thất bại trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh. Tướng Valluy thay thế từ tháng 7 năm 1946 đến tháng 5 năm 1948 bị triệu hồi do thất bại trong chiến dịch thu đông năm 1947. Tiếp đó tướng Blai Jat thay thế từ tháng 9 năm 1949 phải Kỳ 3.

  Tất cả đứng dậy nâng cốc và nói:

-Cảm ơn Tổng thống, chúc mừng ngài H. Navarre.

  Các chính khách và giới quân sự cao cấp Pháp chạm, cạn cốc và ngồi xuống. Tổng thống V. Auriol nói:

-Xin mời ngài H. Navarre.

  H.Navarre đứng dậy. Đó là một người cao lớn, mặt vuông mũi dài, mày rậm, mắt sáng, dáng nhanh nhẹn hoạt bát trong quân phục ka ki vàng, quân hàm trung tướng. Đó là một vị tướng nhìn là biết thông minh, dầy kinh nghiệm nhất của nước Pháp còn lại trong thế chiến I và thế chiến II. H. Navarre nói rõ ràng rành mạch:

-Kính thưa ngài Tổng thốngVincent Auriol, ngài Thủ tướng Joseph Laniel, Thống chế A. Juin và các ngài trong Chính phủ. Sau hai tháng nghiên cứu tình hình quân sự Pháp và đối phương ở Đông Dương, tình hình chiến tranh của ta đúng là ảm đạm như báo cáo của Bộ quốc phòng mà ngài Tổng thống đã trình bày trong cuộc họp Chính phủ ngày 7 tháng 5 năm 1953 khi nói về tình hình quân sự Đông Dương. Sau khi tới Đông Dương, tôi nhận thấy nguyên nhân thất bại của ta có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là chúng ta thiếu một khối quân cơ động để chủ động mở các chiến dịch tiêu diệt lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam. Vì thiếu khối quân cơ động mạnh nên trừ chiến dịch Việt Bắc năm 1947, còn từ đó cho đến nay, các chiến dịch đều do quân đội Việt Minh chủ động tấn công chúng ta, chúng ta lâm vào thế bị động và thất bại. Lý do chúng ta thiếu lực lượng cơ động mạnh, thiếu quả đấm thép để tiêu diệt quân chủ lực Việt Minh vì chúng ta dùng quân cơ động để giữ những vùng đất đai rộng lớn đã chiếm được, giữ hậu phương nên không có quân ở tiền tuyến. Chúng ta đang sa vào mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung. Cho nên trọng điểm của kế hoạch của tôi là xây dựng được khối quân cơ động mạnh.

  Sau khi đã xây dựng được khối quân cơ động mạnh thì bắt đầu tấn công giành lại thế chủ động trên chiến trường. Cuộc tấn công chia làm hai bước:

Bước thứ nhất: thu đông 1953 và xuân 1954, giữ thế chủ động ở miền Bắc, tập trung lực lượng cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với các cuộc tấn công của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thực hiện tấn công chiến lược ở miền Nam nhắm chiếm đóng ba tỉnh đồng bằng Liên khu 5, đồng thời mở rộng quân đội quốc gia Việt Nam, dùng người Việt đánh người Việt.

  Bước thứ hai từ thu đông 1954, sau khi đã hoàn thành những mục tiêu trên thì chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, giành thắng lợi quân sự, buộc Việt Minh phải chấp nhận những điều kiện của Pháp, nếu không quân cơ động của quân đội Pháp sẽ tập trung mọi nổ lực loại trừ chủ lực của họ và kết thúc chiến tranh.

  H. Navarre dừng lại uống một hớp trà và nói tiếp:

-Để thực hiện kế hoạch này, Chính phủ cần cấp thêm cho 9 tiểu đoàn quân tinh nhuệ và tăng thêm 100 tỉ Frăng chiến phí, Bộ ngoại giao Pháp phải đề nghị Mỹ tăng cường viện trợ suốt cuộc chiến thời kỳ thực hiện kế hoạch quân sự Navarre.

  Navarre đã trình bày xong kế hoạch quân sự mang tên ông ta. Tổng thống V. Auriol hỏi:

-Trung tướng Navarre đã trình bày xong kế hoạch quân sự ở Đông Dương, có ngài nào có ý kiến gì không?

  Bộ trưởng tài chính Edge Fanne nói:

-Thưa Tổng thống, thưa ngài Thủ tướng, cái khó của kế hoạch này là vấn đề tài chính. Thực hiện kế hoạch này theo ngài H.Navarre chí ít là 100 tỉ Fơrăng, chưa kể phát sinh phải nhiều hơn nữa thì thật là khó trong điều kiện tài chính eo hẹp hiện nay của Chính phủ Pháp.

  Thống chế A. Juin nói:

-Trong một cuộc hội đàm của Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như Hội đồng Quốc phòng Mỹ có bàn Pháp nên giảm lực lượng bảo vệ Lào để giảm quân số và giảm chi tiêu. Nhưng tôi nghĩ chúng ta không thể để mất Lào được. Cho nên trong kế hoạch của ngài H. Navarre tôi đề nghị phải có dự kiến kiên quyết bảo vệ Lào.

  H. Navarre đáp:

-Tôi sẽ bổ sung vào ké hoạch làm thế nào để bảo vệ nước Lào, xin các ngài yên tâm.

  Tổng thống V. Auriol hỏi:

-Còn ai có ý kiến gì không?

  Im lặng.

-Không còn ai có ý kiến, vậy là Chính phủ Pháp đã thông qua kế hoạch quân sự của ngài H.Navarre. Chính phủ Pháp sẽ đáp ứng nhưng yêu cầu của ngài H. Navarre, tăng thêm cho Đông Dương 9 tiểu đoàn tinh nhuệ và 100 tỉ Frăng, ngoài ra còn yêu cầu Chính phủ Mỹ viện trợ thêm tài chính, vũ khí cho kế hoạch này. Ngài H. Navarre bổ sung vào kế hoạch bảo vệ nước Lào. Nào xin mời các ngài nâng cốc chúc mừng thắng lợi của ngài H. Navarre.

  Mọi người đứng dậy nâng cốc. H.Navarre nói:

-Cảm ơn ngài Tổng thống, ngài Thủ tướng, cảm ơn các ngài.

-Chúc ngài H. Navarre thắng lợi.

-Cảm ơn, cảm ơn.

  Mọi người chạm cốc, thủy tinh va vào nhau leng keng. Tất cả dốc cạn. Một kế hoạch quân sự phiêu lưu mới của Pháp bắt đầu ở Paris nhưng biến thành xương máu ở Đông Dương và Điện Biên Phủ xa xôi, cách nước Pháp hàng vạn dặm.

II.

  Tháng 8 năm 1953, trời trong xanh, nắng chan hòa rải khắp vùng Định Hóa, Thái Nguyên, Thủ đô kháng chiến. Nắng rải xuống những đồi cao thấp xanh mượt nhấp nhô, trập trùng mênh mông vô tận. Vài áng mây trắng trôi lững lờ, biến ảo thành muôn hình thù kỳ quái giữa không trung. Mùa thu, gió hơi se lạnh. Vài đàn chim tung cánh trên trời cao bay về phương Nam xa xôi. Núi Nản Chợ Chu uốn lượn nhấp nhô quấn trên mình giải lụa trắng của sương mù bao phủ.

  Sáng nay một ngày cuối tháng 8, khu rừng đồi núi của xã Bảo Linh hiểm trở của ATK Định Hóa, Thái Nguyên, nắng gió chan hòa, lá rừng rung xào xạc, nhiều nhất là rừng nứa, mai, giang làm cho căn cứ thêm kín đáo và mát mẻ, xanh tươi huyền bí. Trong một mái nhà lợp lá cọ, vách nứa đan rộng rãi, sạch sẽ ở sườn đồi, trong nhà, bức vách gian giữa treo quốc kỳ cờ đỏ sao vàng và phía dưới cờ là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giữa nhà đặt bộ bàn ghế bằng gỗ đơn sơ, trên bàn đặt nhưng bộ ấm nấu nước chè xanh và những bộ chén uống nước màu nâu. Đây chính là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

  Hôm nay có cuộc họp của Bộ quốc phòng báo cáo với Tổng quân ủy Trung ưong kế hoạch tác chiến đông-xuân 1953-1954, đối phó với kế hoạch quân sự của H.Navarre. Ngồi ghế chủ tọa là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngồi trên hai ghế kê dọc có bàn ở giữa là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, tiếp theo là Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng, Lê Liêm, các Đại đoàn trưởng, Chính ủy, Tham mưu trưởng 4 đại đoàn: Lê Trọng Tấn, Trần Đăng Ninh, Chu Huy Mân, Vương Thừa Vũ, Hoàng Minh Thảo, Lê Quảng Ba, Song Hào, Đào Văn Trường, Nguyễn Hải, Lê Chưởng, Nam Long, Trần Độ, Hoàng Kiên, Vũ Lập, Phạm Ngọc Mậu. Mở đầu cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

-Các chú uống nước đi để chúng ta làm việc.

  Tất cả đều đáp:

-Dạ, kính mời Bác ạ.

(Còn nữa)

CVL

Bạn đang đọc bài viết "Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng (Kỳ 3)" tại chuyên mục PHÁT TRIỂN.