1. Những ai có thể học và làm được nghề phiên dịch?
- Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Quốc tế học, Biên – Phiên dịch, Đối ngoại, Truyền thông…
- Giáo viên, giảng viên tiếng Anh mong muốn mở rộng kỹ năng, kỹ thuật về phiên dịch.
- Người đi làm trong môi trường quốc tế, thường xuyên phải giao tiếp với các đối tác nước ngoài và thực hiện phiên dịch tại đơn vị công tác.
- Những người có nền tảng tiếng Anh khá, mong muốn làm việc tự do (freelancer) hoặc mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
- Học sinh cấp 3 giỏi tiếng Anh, có định hướng học chuyên sâu về dịch thuật (biên dịch và phiên dịch)/ngành ngôn ngữ Anh.
Chỉ cần bạn có đủ quyết tâm và vốn tiếng Anh nền tảng – bạn hoàn toàn có thể học và làm được phiên dịch.
2. Yêu cầu đầu vào để học phiên dịch
- Trình độ tiếng Anh tối thiểu: B2 (CEFR) hoặc tương đương:
+ IELTS từ 6.0 trở lên
+ TOEIC từ 750+
+ Giao tiếp khá tốt, nghe và nói ở mức tương đối trôi chảy
+ Nền tảng ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc và phát âm khá tốt
- Khả năng nghe hiểu tiếng Anh chuẩn ở tốc độ tự nhiên
- Tinh thần cầu tiến, chịu luyện tập, không ngại sửa lỗi
Nếu bạn chưa đạt yêu cầu đầu vào, có thể học tăng cường kỹ năng nền (ngữ pháp, từ vựng, nghe và nói phản xạ, phân tích và xử lý đầu ra theo định hướng phiên dịch) trước khi học các kỹ năng, kỹ thuật và các yếu tố liên quan đến phiên dịch.
Phiên dịch Đỗ Đức Thọ và Đoàn lớp học (Cục đào tạo – Ban TCTW) tại New Zealand
3. Cách học và phương pháp học phiên dịch
a. Phương pháp học hiệu quả:
- Nghe – Nói – Dịch – Ghi âm – Tự sửa: Nghe bản gốc, dịch miệng, ghi âm lại và so sánh với bản gốc hoặc bản dịch chuẩn, tự đánh giá hoặc nhờ chuyên gia, giảng viên đánh giá/ nhận xét.
- Phân tích bài mẫu: Học qua phân tích transcript và phần phiên dịch mẫu từ các bài diễn văn, hội thảo thực tế, bài giảng của Giảng viên.
- Luyện dịch nối tiếp và dịch song song: Với các đoạn hội thoại, phỏng vấn, hoặc video thuyết trình, các case study, tư liệu thực tế.
- Ghi nhớ cụm từ, cấu trúc cố định và collocations để nâng cao tốc độ xử lý đầu vào (input) và đầu ra (output).
- Xây dựng danh sách thuật ngữ, từ vựng cá nhân: Từ vựng chuyên ngành (kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ…).
b. Thực hành đều đặn và có phản hồi:
- Luyện dịch với giảng viên hoặc người có kinh nghiệm sâu trpng ngành;
- Tham gia nhóm luyện tập online (Zoom hoặc group chuyên ngành) để tăng phản xạ và cận thực chiến;
- Dịch hội thoại thực tế, đóng vai phiên dịch viên trong tình huống mô phỏng;
- Tham gia (nếu có thể) các hội thảo, hội nghị, sự kiện có phiên dịch để học hỏi, quan sát và thực hành (nếu có điều kiện phù hợp).
4. Lộ trình học để trở thành phiên dịch viên
+ Giai đoạn 1: Củng cố nền tảng tiếng Anh (1 – 3 tháng)
- Luyện nghe, phản xạ, phát âm, ngữ pháp và từ vựng thực dụng
- Tập diễn đạt lại câu văn tiếng Anh theo ngữ điệu chuẩn
- Tập phiên dịch: theo hình thức đọc dịch hoặc phiên dịch các câu ngắn
+ Giai đoạn 2: Làm quen kỹ năng phiên dịch (2 – 4 tháng)
- Học lý thuyết và kỹ thuật phiên dịch (dịch nối tiếp, dịch song song)
- Thực hành với các đoạn, bài nghe ngắn, chủ đề thường gặp rồi mở rộng chuyên ngành dần
+ Giai đoạn 3: Tập dịch theo chủ đề (3 – 5 tháng)
- Dịch các chủ đề cụ thể: Kinh doanh, giáo dục, công nghệ, sức khỏe, kinh tế, tài chính…
- Làm quen dịch theo hình thức hội thảo, hội nghị, dịch phỏng vấn, dịch talk show (tọa đàm), dịch cho các khóa học ngắn hạn...
- Nắm vững các kỹ năng, kỹ thuật, chiến lược, bí kíp,... về phiên dịch
+ Giai đoạn 4: Chuyên sâu – nâng cao (5 tháng trở lên)
- Dịch trong môi trường áp lực thời gian (giả lập dịch cabin, dịch song song tốc độ cao) tương đương các sự kiện thực tế
- Tham gia hội thảo, hội nghị, talkshow, sự kiện phiên dịch thực tế
- Rèn luyện phong thái, giọng nói, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp
- Nắm vững các kỹ năng, kỹ thuật, chiến lược, bí kíp,... về phiên dịch
Thầy Thọ và Lớp luyện kỹ năng phiên dịch thực hành tại Dự án ngôn ngữ VEDICO
5. Bạn có thể học phiên dịch ở đâu?
Các lựa chọn học phiên dịch linh hoạt hiện nay:
Các bạn nên bắt đầu với lớp học thử hoặc lớp kỹ năng ngắn hạn trước khi học dài hạn, để đánh giá và được tư vấn trúng và đúng với khả năng, đầu vào cũng như đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
6. Lời khuyên cho người mới bắt đầu làm nghề phiên dịch
- Không quá cầu toàn ngay từ đầu – hãy chấp nhận sai để sửa và tiến bộ
- Ghi âm và nghe lại bản thân mỗi ngày – bạn sẽ thấy sự tiến bộ rất rõ
- Đừng học mỗi từ đơn lẻ – hãy học theo cụm và ngữ cảnh thực tế
- Kết nối với cộng đồng, bạn học, người đi trước để học hỏi kinh nghiệm
- Đọc song ngữ, luyện dịch mọi lúc có thể – đặc biệt là phim tài liệu, phỏng vấn, TED Talks, Podcast...
- Hãy chọn giảng viên, người thầy, chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu trong ngành để học, hành và ứng dụng thực tế/ thực chiến.
Phiên dịch Đỗ Đức Thọ và Đoàn lớp học (Cục đào tạo – Ban TCTW) tại Singapore
7. Cách tiếp cận và kiếm công việc phiên dịch
- Đi phụ giúp, trợ lý cho các thầy, chuyên gia, các anh chị đi trước
- Hỗ trợ, học việc, thực tập, quan sát, phụ giúp, trợ lý phiên dịch, đảm trách một phần nhiệm vụ...
- Tham gia làm freelancer trên các nền tảng trực tuyến (online)
- Upwork, Freelancer, Fiverr, ProZ, Bunny Studio…
- Nhận dịch sự kiện, dịch hội thảo, dịch qua Zoom, dịch tài liệu kèm phần dịch nói.
- Ứng tuyển tại công ty dịch thuật, sự kiện, truyền thông
- Tìm vị trí "Phiên dịch viên - Interpreter", “Cán bộ phiên dịch – Interpreting staff”; "Translator/Interpreter", "Communication Specialist"...
- Hợp tác, tập sự với tổ chức nước ngoài, FDI, các NGO, đại sứ quán
- Phiên dịch trong các chương trình đào tạo, hợp tác quốc tế, sự kiện quốc tế...
- Kết nối qua networking, Zalo/Facebook group chuyên ngành phiên dịch
- Đăng hồ sơ năng lực, làm bài test, nhận job thử (có hỗ trợ); hoặc độc lập (Sau khi áp dụng các yếu tố đánh giá về mức độ khó hay dễ về các Job phiên dịch)
8. Lứu ý về soạn và hoàn thiện Hồ sơ phiên dịch cá nhân:
- Chuẩn bị CV, video demo ngắn thể hiện kỹ năng phiên dịch của bạn.
- Có thể làm video/audio phiên dịch mẫu từ một đoạn TED Talk, Podcast,... để giới thiệu và thể hiện năng lực bản thân.
- Xây dựng profile cá nhân gồm các đoạn dịch, kinh nghiệm dịch, hình ảnh hay thông tin liên quan chứng minh kinh nghiệm bản thân.
KẾT LUẬN:
- Nghề phiên dịch không chỉ đòi hỏi giỏi ngoại ngữ mà còn cần sự kiên trì, rèn luyện bài bản, và tinh thần học hỏi không ngừng.
- Bất kỳ ai có đam mê, tư duy ngôn ngữ (song ngôn) và nỗ lực luyện tập đều có thể trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp.
- Bắt đầu từ nền tảng tiếng Anh vững chắc, lựa chọn phương pháp học phù hợp, người thầy vừa hồng vừa chuyên kết hợp với thực hành thực tế, thực chiến..., các bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu.
- Hãy bắt đầu ngay hôm nay – từng bước, từng buổi luyện tập, từng bài thuyết trình – chính là nền móng vững chắc giúp các bạn xây dựng nên sự nghiệp dịch thuật (phiên dịch) vững vàng trong tương lai của mình!