- Giới thiệu về Viện Kinh tế - văn hóa và Nghệ thuật
Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật - IACE (Institute of Art, Culture and Economics) là tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản liên quan, chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật nhằm gắn kết chặt chẽ nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn, thực hành biểu diễn văn hóa nghệ thuật; tư vấn cho cá nhân, tổ chức về phát triển kinh tế, văn hóa nghệ thuật, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Phương châm hoạt động của Viện Kinh tế, Văn hoá và Nghệ thuật là "Thượng tôn Luật pháp - Kết nối Tiềm năng - Gia tăng Giá trị - Phát triển Bền vững".
Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật có có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và có thể mở văn phòng đại diện, chi nhánh khi có nhu cầu tại tất các tỉnh/thành phố trong cả nước theo quy định của pháp luật.
Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật có các lĩnh vực hoạt động chính gồm: Quan hệ sản xuất kinh doanh; Nghệ thuật trình diễn (âm nhạc, kịch, múa, hát, xiếc); Các vấn đề nghiên cứu nghệ thuật khác (Nghệ thuật tạo hình Sinh Vật Cảnh, Thủ công mỹ nghệ; Điêu khắc tranh kính nghệ thuật; Nghệ thuật ẩm thực; Nghệ thuật báo chí truyền hình, phim ảnh nghệ thuật; Nghệ thuật Thư pháp…); Lý luận văn hóa; Nghiên cứu văn hóa nói chung; Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ có liên quan đến Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
Viện có chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu chung về quan hệ sản xuất kinh doanh, các vấn đề thuộc về kinh tế nói chung; Kinh doanh và quản trị kinh doanh; Nghệ thuật trình diễn (âm nhạc, kịch, múa, hát, xiếc); Các vấn đề nghiên cứu nghệ thuật khác; Lý luận văn hóa; Nghiên cứu văn hóa nói chung. Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài về phát triển kinh tế, văn hóa, nghệ thuật; Nghiên cứu, tư vấn, thử nghiệm các mô hình công nghiệp văn hóa và nghệ thuật đương đại.
- Chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, các mô hình thực nghiệm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; Tư vấn, tham gia và liên kết đào tạo, tổ chức hội thảo khoa học, thông tin khoa học công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, nghệ thuật.
- Tham gia đào tạo liên kết đào tạo về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật mà pháp luật cho phép; liên kết hợp tác quốc tế về xây dựng, triển khai các chương trình nghiên cứu, đào tạo; Tổ chức hội thảo, hội nghị, trao đổi và hợp tác chuyên gia về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật;Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, nghệ thuật trong và nước ngoài;
- Thu thập, xử lý, dự báo, lưu trữ, truyền thông về kinh tế, văn hóa và nghệ thuật, những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa và nghệ thuật trong nước và trên thế giới; liên kết xuất bản các ấn phẩm trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và các hoạt động liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện và theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, dịch vụ thông tin về kinh tế, văn hóa và nghệ thuật theo nhu cầu của các tổ chức, cá nhân; Phối hợp thực hành biểu diễn văn hóa nghệ thuật; Thực hiện các dịch vụ khác về kinh tế, văn hóa và nghệ thuật mà pháp luật cho phép.
Ban điều hành và Ban cố vấn của Viện: Nhà báo Vương Xuân Nguyên - Viện trưởng; NNƯT Phạm Hồng Vinh - Phó Viện trưởng; Bà Vương Thị Thủy - Kế toán trưởng; Ban Cố vấn Viện gồm: GS.TSKH Trần Duy Quý; Viện sĩ Đào Thế Anh; Tiến sĩ, NSND Nguyễn Thị Thanh Ngoan; Tiến sĩ, Trần Thị Minh Phương; Nhà báo Vũ Xuân Bân; Chuyên gia Nguyễn Thế Quang; Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường; Thạc sỹ, NSƯT Nguyễn Thị Hương Giang; Nhà thư pháp Lê Thiên lý; Dịch giả Đỗ Đức Thọ; Nghệ nhân văn hóa ẩm thực, trà đạo Nguyễn Cao Sơn…
Văn phòng và các Phòng chức năng: Văn phòng Viện; Phòng Nghiên cứu - Đào tạo; Phòng Thực hành biểu diễn; Phòng Phát triển dự án; Phòng Đổi mới sáng tạo; Phòng Thông tin truyền thông; Phòng Hợp tác quốc tế; Các Văn phòng đại diện, Chi nhánh (thành lập khi có yêu cầu). Trong quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức của Viện có thể được thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Thế mạnh của Viện
- Hoạt động báo chí, truyền thông, xuất bản ấn phẩm, sách, báo chuyên đề; Tổ chức sự kiện, tư vấn xây dựng thương hiệu, nhân hiệu cho cơ quan tổ chức, cá nhân trên nền tảng số, Marketing 4.0; Thiết lập hệ sinh thái truyền thông hiệu quả; Tổ chức chuyên đề truyền thông, sự kiện truyền thông; Tổ chức Hội thảo, Tọa đàm, Hội thi, triểm lãm chuyên ngành; Booking báo chí, Talkshow truyền hình, họp báo; Thiết kế Website chuyên nghiệp; Xây dựng bộ nhân diện thương hiệu, nhân hiệu; Thiết lập bảng tri thức, khai báo Wiki cho người có ảnh hưởng trong cộng đồng; Sản xuất quà tặng; Cung cấp các KOLs, KOC và các giải pháp truyền thông phi truyền khác…là một trong những hoạt động mà Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật có thế mạnh. Viện đã thiết lập được hệ sinh thái truyền thông với hơn 100 cơ quan báo chí, truyền thông có uy tín trong và ngoài nước.
- Hoạt động sáng tác và biểu diễn nghệ thuật của Viện dựa trên đội ngũ văn nghệ sĩ, chuyên gia, nhà khoa học hùng hậu đã có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và thực hành biểu diễn tại các đoàn nghệ thuật, đơn vị đào tạo chuyên ngành trong và ngoài quân đội. Với đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, Viện có thể đảm nhiệm tất cả các công đoạn trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật từ: Viết kịch bản, đọc lời bình, đạo diễn, biên đạo múa, nhạc cụ, sáng tác tác phẩm, ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn, trang điểm, thời trang, thu thanh, Visall, âm thanh, ánh sáng, đạo diễn hình, quay phim, chụp ảnh, dựng MV, phát sóng truyền hình, truyền thông…để đảm nhận các chương trình nghệ thuật với các quy mô khác nhau.
- Sáng chế độc quyền dòng sản phẩm tranh kính nghệ thuật độc bản siêu bền đẹp. Viện có đội ngũ nghệ nhân ưu tú có trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh kính nghệ thuật có thể sáng tác ra nhiều tác phẩm có giá trị kinh tế nghệ thuật cao. Đặc biệt, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Hồng Vinh, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật được ví như “phù thủy” tranh kính Việt Nam và Thế giới. Ông hiện tại đang nắm giữ sáng chế độc quyền trong dòng tranh kính cường lực siêu đẹp, người Việt Nam đạt giải thưởng Archimedes về sáng chế tại Liên bang Nga năm 2022.
Ngoài ra, Viện cũng có nhiều thế mạnh trong nghệ thuật tạo hình Sinh Vật Cảnh, nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật nhiếp ảnh, nghệ thuật ẩm thực và nhiều loại hình nghệ thuật khác do hội tụ được đội ngũ, chuyên gia, nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực.
- Một số hoạt động nổi bật
- Hàng tháng Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật xuất bản ấn phẩm “Văn hóa Thời đại” để công bố những kết quả nghiên cứu, ứng dụng và hoạt động của Viện, các nhà khoa học, chuyên gia của Viện. Đồng thời giới thiệu có chọn lọc những bài viết hay và hấp dẫn về chủ đề “Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật” của Việt Nam và Quốc tế. Ấn phẩm đạt chỉ số Xuất bản Quốc tế ISBN và đã được đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Một số Chương trình nghệ thuật do Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật thực hiện để lại ấn tượng đặc biệt cho công chúng yêu nghệ thuật của Thủ đô và Đất nước: Chương trình Nghệ thuật “Sắc Xuân Đất Việt 2024”; Chương trình Nghệ thuật “Khát Vọng Hùng Cường”; Chương trình Nghệ thuật “Sơn Tây - Miền Danh Thắng”; Chương trình Nghệ thuật “Tình Sen”…
- Tác phẩm Bức tranh kính chân dung Bác Hồ ghép từ hàng vạn đóa sen và Tác phẩm Chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghép từ hàng hàng tấm ảnh nhỏ. Đây là hai tác phẩm nghệ thuật đặc biệt của Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật được nhiều cơ quan báo chí truyền thông trong nước và Quốc tế đánh giá cao, khẳng định những giá trị nhiều mặt, nhất là thông điệp lan tỏa những giá trị gắn với cuộc đời và sự nghiệp của hai vĩ nhân trong thời đại Hồ Chí Minh.
- Cuốn sách “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ học Chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” dày hơn 500 trang tập hợp những bài viết của các nhà khoa học, nhà sử học hàng đầu Việt Nam nhằm đánh giá những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng và khoa học Việt Nam của Giáo sư Đào Duy Anh. Đây là một công trình khoa học có ý nghĩa lớn về học thuật, tôn vinh một học giả có những đóng góp nổi bật trong thế kỷ XX của Việt Nam do Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật liên kết với Nhà xuất bản Dân trí xuất bản.
- Lễ hội Sen Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 12 - 16/7/2024 tại Thủ đô Hà Nội là một hoạt động văn hóa cộng đồng nhằm tôn vinh những giá trị nhiều mặt của hoa sen đối với đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt, khuyến khích hoạt động khai thác và phát huy hệ sinh thái kinh tế sen làm động lực để thúc đẩy các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP, du lịch sinh thái ở nông thôn. Thành công của Lễ hội Sen Hà Nội 2024 có những tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, ngoại giao và nhận diện văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Từ thành công này, mở màn chuỗi hoạt động kinh tế, văn hóa và nghệ thuật của Thủ đô và cả nước chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật là một trong những đơn vị có nhiều thành tích góp phần tạo nên thành công của Lễ hội Sen Hà Nội 2024. Chính vị vậy, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho Nhà báo Vương Xuân Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật.
Hiện tại, Viện Kinh tế - Văn hoá và Nghệ thuật đang phối hợp triển khai nhiều dự án phát triển Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật với UBND thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổ chức CIAT Quốc tế, cùng nhiều cơ quan khác ở Trung ương và các địa phương trong cả nước.
Có thể nói, với phương châm hoạt động "Thượng tôn Luật pháp - Kết nối Tiềm năng - Gia tăng Giá trị - Phát triển Bền vững", Viện Kinh tế, Văn hoá và Nghệ thuật đã và đang có nhiều hoạt động thiết thực góp phần xây dựng nền Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, hiện đại, hội nhập và phát triển./.
Viện trưởng Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật Vương Xuân Nguyên