Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2021–2025 của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chùa Thiền Tông Tân Diệu, một ngôi chùa đặc biệt ở tỉnh Long An, chuyên dạy Đạo Phật bằng Khoa học Vật lý, đã tích cực đóng góp trong hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm trong việc truyền bá đạo Phật chân chính, bảo tồn và phát huy các giá trị Tinh hoa Văn hóa Đạo Phật Thiền Tông. Đại diện chùa nhấn mạnh, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số trong việc truyền bá giáo lý Đạo Phật và hướng dẫn người học Phật tiếp cận hiệu quả hơn với thế hệ trẻ trong thời đại mới.

Hội thảo lần này không chỉ là diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia văn hóa trao đổi, thảo luận về các giải pháp bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, mà còn là dịp để các ngôi chùa dạy đạo Phật chánh pháp, như Chùa Thiền Tông Tân Diệu, thể hiện vai trò chủ động trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Lan tỏa tinh thần mạnh mẽ, sáng tạo, tự chủ, tự lực, tự cường của văn hoá Thiền Tông tới cộng đồng, góp phần xoá đi những tư tưởng lạc hậu, những hoạt động phản khoa học, cầu cúng, gieo rắc mê tín dị đoan đang hiện hữu tràn lan trong đời sống. Sự kiện cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa bảo tồn và phát triển, nhằm đảm bảo sự bền vững của di sản văn hóa nói chung và văn hóa Đạo Phật nói riêng, trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Đại diện Ban điều hành chùa chia sẻ những nỗ lực trong việc gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa tinh hoa đặc sắc của Đạo Phật Thiền Tông qua các hoạt động nghiên cứu, xuất bản, hướng dẫn tu học và truyền thông trên nền tảng kỹ thuật số.
“Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ cần được lưu giữ mà còn phải thích ứng và lan tỏa đến thế hệ trẻ bằng ngôn ngữ, công cụ phù hợp với thời đại. Trong thời điểm hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc càng phải được chú trọng hơn, vì đây chính là nền móng để cả dân tộc vững bước tiến vào kỷ nguyên mới”

Việc tham gia hội thảo lần này không chỉ thể hiện vai trò tích cực của chùa Thiền Tông Tân Diệu trong cộng đồng văn hóa - tôn giáo, mà còn góp phần khẳng định rằng, di sản văn hóa tâm linh – nếu được chắt lọc và bảo tồn đúng hướng – có thể trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Hội thảo kết thúc bằng cam kết chung của các bên tham dự trong việc tiếp tục phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, và cùng nhau kiến tạo những mô hình bảo tồn văn hóa phi vật thể hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với bối cảnh hiện nay.