Câu chuyện về chiếc Jean

Vào giữa thế kỷ 19, nền kinh tế của nước Mỹ tràn ngập một niềm khát khao cháy bỏng - cơn sốt đào vàng. Hàng triệu người từ khắp nơi đổ xô tới những mỏ vàng, trong lòng họ đầy rẫy những giấc mơ vĩ đại về cuộc sống hưng thịnh. Trong số những người này có Levi Strauss, không phải một thợ mỏ mà là một nhà đầu tư nhạy bén, nhận ra rằng cơ hội thực sự không nằm ở lòng đất mà ở chính những con người đang tìm kiếm vàng.

Dám nghĩ, dám làm, Levi quyết định hướng đến miền đất hứa, nhưng không để tìm vàng. Thay vào đó, ông mang theo lòng quyết tâm cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các thợ mỏ khắc khổ. Trong bối cảnh những người đàn ông mạnh mẽ này vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt, Levi đã sáng tạo ra chiếc quần Jean đầu tiên - một sản phẩm mang tính bền bỉ và phong cách, thức dậy ước mơ tự do trong mỗi người.

img-2033-1727701772.jpeg
Câu chuyện về chiếc Jean

Chiếc quần Jean nhanh chóng trở thành biểu tượng cho sức mạnh và sự tự do. Trong khi những thợ mỏ cố gắng chạm tới những đồng tiền vàng, chính Levi lại là người gặt hái thành công lớn nhất. Hơn 150 năm sau, thương hiệu Levi's không chỉ tồn tại mà còn thống trị ngành thời trang toàn cầu với doanh thu hàng tỷ USD. Câu chuyện của ông chính là minh chứng cho một chân lý: "Những người tạo ra giá trị thực sự mới là những người làm giàu.

Nhìn lại hiện tại, ai trong chúng ta chẳng khát khao phát triển, làm giàu? Nhưng liệu có bao nhiêu người thực sự đạt được điều đó? Thị trường vàng biến động như biển cả, nhưng lợi ích thường lại rơi vào tay những tiệm buôn vàng. Thời gian trôi qua, khi bất động sản và chứng khoán lên ngôi, nhiều người đã tán gia bại sản, trong khi những người môi giới lại sống trong thịnh vượng.

Trong quãng đời sinh viên của tôi, chúng tôi đã chăm chỉ học tập với hy vọng bước vào tương lai sáng lạn cùng mức lương khởi điểm 5-7 triệu đồng mỗi tháng. Thế nhưng, những xe hủ tiếu bên ngoài cổng trường hàng tháng vẫn kiếm lời hàng chục triệu từ nhu cầu của sinh viên.

Gần đây, các hội thảo về làm giàu mọc lên như nấm. Học phí từ miễn phí đến hàng chục triệu đồng, nhưng liệu những ai tham gia có thật sự đổi đời? Người hưởng lợi thực sự chính là những giảng viên, những người dẫn dắt. 

Bài học cần rút ra: 

Thứ nhất, kinh doanh cần có tầm nhìn. Đừng chỉ đơn thuần chạy theo mốt nhất thời, mà hãy nắm bắt xu thế. Nhìn vào thương mại điện tử hay mạng xã hội, ví dụ điển hình của sự thay đổi, quy luật thị trường. Nhớ rằng: mô hình kinh doanh có thể chóng vánh "ra đi", nhưng xu thế sẽ luôn ở lại.

Thứ hai, sản phẩm cần phải khác biệt, nhưng đó chưa phải là tất cả. Hãy đánh giá tiềm năng thị trường. Sẽ có bao nhiêu người thực sự cần sản phẩm của bạn mỗi ngày? Đó là lý do Uber, ra đời sau nhưng không sở hữu một chiếc taxi nào, vẫn trở thành công ty taxi số một thế giới.

Vì vậy, hãy nhận thức rằng những người thực sự làm giàu không phải là những kẻ bị cuốn theo dòng chảy, mà chính là những người dẫn dắt và sáng tạo ra những giá trị mới trong cuộc sống.

Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật